Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

On tháng 7 22, 2019 by TTQ   No comments


25 NĂM TỔ CHỨC CÁC CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
CHUYÊN ĐỀ ÂM NHẠC CHO  GIÁO VIÊN MẦM NON

Thân Trọng Quốc

Trong bối cảnh những năm 90 của thế kỷ trước, đa số các giáo viên chưa được trang bị đầy đủ kiến thức âm nhạc để có thể làm tốt nghiệp vụ sư phạm mầm non. Vụ Giáo dục Mầm non trong giai đoạn này cũng đã tiến hành tổ chức một số các khóa  tập huấn ngắn hạn nhằm trang bị nhạc lý cơ bản và kỹ năng đàn organ cho các GVMN nhưng  hiệu quả các khóa học này chưa cao và số lượng các GVMN được tham dự khóa học còn rất hạn chế.
Chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng dự án “Tập huấn chuyên đề âm nhạc cho giáo viên mầm non” do hãng đàn Casio Việt Nam tài trợ và đã trình dự án này trực tiếp với Lãnh đạo Vụ Giáo dục Mầm non và được Vụ giới thiệu trình bày xin ý kiến với Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ. Được sự quan tâm,  và ủng hộ của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Vụ Giáo dục Mầm non, các chương trình “Tập huấn chuyên đề âm nhạc cho giáo viên mầm non” do chúng tôi tổ chức đã được tiến hành ở các tỉnh thành và đã đúc kết để trở thành một chương trình được tổ chức lâu dài suốt 22 năm và rộng khắp các tỉnh, thành như ngày nay.

                        Lãnh đạo Vụ GD Mầm non khai giảng Lớp tập huấn 1996

I. CÁC CHẶNG ĐƯỜNG
Một số mốc thời gian đáng nhớ trong các bước phát triển của chương trình:
1. Năm 1993,  chúng tôi đã kết hợp với Vụ GDMN để tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng đàn organ cho lớp “Tập huấn chuyên đề âm nhạc” do Vụ GDMN tổ chức tại Nha Trang cho các giáo viên phụ trách âm nhạc các tỉnh, thành.
2. Năm 1994, biên soạn xong giáo trình “Phương pháp dạy và học âm nhạc mầm non" và bắt đầu tổ chức nghiên cứu thực nghiệm với hình thức tổ chức tập huấn dạy chuyên đề âm nhạc cho GVMN tại 8 tỉnh: Tp. HCM, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng nai, Bình Dương, Kiên Giang, An Giang.
3. Năm 1995, kết hợp với Vụ GDMN trong tập huấn chuyên đề “Hướng dẫn thực hiện chương trình mầm non cải cách” để chính thức thực hiện tập huấn  trang bị kiến thức nhạc lý cơ bản và kỹ năng sử dụng đàn organ cho các GVMN.
4. Năm 1996-1997, kết hợp với Sở Giáo dục Đào tạo Tp.HCM tổ chức “Tập huấn kỹ năng sử dụng đàn organ cho GVMN thành phố Hồ Chí Minh” (chương trình 150 tiết/1 giáo viên) và trong hai năm đó đã đào tạo cho 4.000 GVMN (Sở GD&ĐT Tp.HCM cấp chứng chỉ). Trong thời gian này, vẫn tiếp tục triển khai tổ chức các lớp tập huấn cho 28 Sở GD&ĐT các địa phương để trang bị kỹ năng âm nhạc cho gần 2.000 GVMN.
5. Năm 1998, kết hợp với Vụ GDMN chuyên đề “Tổ chức lễ hội trong trường mầm non” đã  được tổ chức tại 5 cụm dành cho GVMN cả nước.
6. Năm 2000, phối hợp với Vụ GDMN tổ chức 9 lớp tập huấn cho GVMN toàn quốc với chuyên đề “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc mầm non”, tại các tỉnh Cần Thơ, Tp.HCM, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẳng, Nha Trang (V.C.M.S tham gia biên soạn giáo trình tập huấn, Vụ GDMN phát hành).
7. Năm 2004, phối hợp với Vụ GDMN tổ chức 5 lớp tập huấn “Phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc” và “Phương pháp sử dụng đàn organ trong hoạt động giáo dục âm nhạc mầm non” cho giáo viên mầm non toàn quốc.
8. Từ Năm 2005 đến nay, thường xuyên kết hợp với các Sở GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề ngắn hạn “ Hướng dẫn sử dụng đàn organ trong chương trình  mầm non mới” và các chuyên đề nâng cao kỹ năng âm nhạc khác (mỗi năm tổ chức tại 15- 20 Sở GD&ĐT ).
II. CÁC GIÁO TRÌNH
Từ yêu cầu của thực tiển giáo dục, các giáo trình tập huấn âm nhạc mầm non đã được biên soạn phát hành với số lượng lớn:
- Giáo trình “Dạy và học âm nhạc mầm non”, năm 1994.
- Giáo trình “Nhạc Mầm Non” (5 tập), 1996.
- Giáo trình “Biên soạn mẫu hòa đệm cho nhạc lễ hội mầm non”, 1998.
- Giáo trình “ Hướng dẫn sử dụng bộ đồ chơi âm nhạc mầm non”, năm 1999.
- Giáo trình “ Sử dụng đàn organ cho chương trình mầm non mới”, năm 2006.
- Giáo trình “200 bài tập đàn organ và piano cho giáo viên mầm non”, năm 2006.
- Giáo trình “Hướng dẫn thực hiện phần nhạc đệm và thu âm giọng hát bằng đàn organ CTK-7200”, năm 2013.
- Giáo trình “Hướng dẫn thực hiện các mẫu hòa đệm cho dân ca Việt Nam”, 2013.
- Giáo trình “ Hướng dẫn sử dụng đàn organ CTK-7200 để thực hiện phần âm nhạc cho các hoạt động trong trường mầm non”.
III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Khoa học giáo dục đã xác định: Phương tiện dạy học giữ vai trò quan trọng đối với quy trình dạy học. Với các chương trình tập huấn chúng tôi cũng từng bước chọn lựa loại đàn organ thích hợp và nghiên cứu cách khai thác các tính năng hiện đại trong từng loại đàn để giúp các GVMN học tập thuận lợi, hiệu quả cao với thời gian ngắn là khâu quan trọng luôn được chúng tôi chú ý.
Lần lượt các loại đàn organ sau đây đã được sử dụng cho các lớp tập huấn trong từng thời kỳ:
- Loại đàn CTK-630 được nghiên cứu sử dụng phần Pad Music để giúp các GVMN trình độ cơ bản có thể diễn tấu nhạc mầm non dễ dàng và sinh động hơn.
- Loại đàn CTK-731 được khai thác phần pattern Sequencer giúp GVMN có thể tự làm phần nhạc đệm cho dân ca và khai thác phần lưu trữ tập tin Midi trong đĩa mềm (đĩa 1Mb4) giúp các giáo viên chuẩn bị giáo án âm nhạc trước khi đến lớp.
- Đàn organ phím sáng LK-200S được khai thác tính năng phím đàn phát sáng để hướng dẫn GVMN biết “Tự học đàn organ theo hướng dẫn của phím sáng” và sử dụng phần phát nhạc  đề hỗ trợ  GVMN dạy hát.
- Đàn phím sáng LK-300TV tiếp tục khai thác tính năng của phím sáng (như LK-200S) để dạy hát và kết hợp tính năng mới có thể  kết nối organ với máy thu hình và máy phóng để hướng dẫn các GVMN phương pháp tổ chức tự học âm nhạc  theo nhóm ở trường mầm non.
- Đàn CTK-7200 được chú trọng khai thác tính năng ưu việt  là đàn organ có thể thu giọng hátngười lưu trữ trong đàn (tập tin Casio Wave) để hướng dẫn GVMN tự thực hiện phần thu âm giọng hát của Cô và Cháu. Việc thu âm giọng hát có thể  giúp hoạt động giáo dục âm nhạc mầm non trở nên sinh động, tích cực hơn và  GVMN sẽ tự thực hiện phần biên tập âm nhạc của các hoạt động trong giáo dục mầm non như phần âm nhạc để hướng dẫn trẻ nghe nhạc, hát nhạc, vận động theo nhạc... Ngoài ra khai thác tính năng đản CTK-7200 có thể biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp để thu hút các GVMN đã có kỹ năng đánh đàn thành thạo có thể khai thác, sử dụng đàn vào dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc trong các lễ hội trong trường mầm non.
IV. KẾT LUẬN
            1. Chương trình tập huấn chuyên đề âm nhạc cho giáo viên mầm non của V.C.M.S lúc khởi đầu  cũng chỉ được xem là một “hình thức tiếp thị” của một đơn vị kinh doanh nhạc cụ. Tuy nhiên, với tư tưởng mang tính cống hiến cho giáo dục, với tâm huyết khi mong muốn xây dựng một dự án nghiêm túc để tìm giải pháp cho giáo dục và một yếu tố rất quan trọng là đã được sự tài trợ của công ty kinh doanh nhạc cụ Casio tại Việt Nam để xây dựng một chương trình “hoàn toàn miễn phí” cho tất cả các khóa tập huấn cho mọi cơ sở giáo dục trong cả nước ... nên chương trình này đã được Bộ Giáo dục Đào tạo và Vụ Giáo dục Mầm non tạo điều kiện tiến hành trong thực tiễn giáo dục. Qua 20 năm, chương trình “Tập huấn chuyên đề âm nhạc miễn phí” đã từng bước phát triển và đã kết hợp tổ chức được với hầu hết các Sở GD&ĐT trong toàn quốc.
.           2. Chương trình “Tập huấn chuyên đề âm nhạc cho giáo viên mầm non” đã được Vụ Giáo dục Mầm non ghi nhận và đề xuất cho cá nhân và tập thể Công ty TBGD Văn Đức là đơn vị duy nhất trong số các công ty thiết bị giáo dục được nhận “Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục”  của Bộ Giáo dục Đào tạo nhân Kỷ niệm 60 năm thành lập Ngành Giáo dục Mầm non- Quyết định số 7049/QĐ/BGDĐT do Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân ký ngày 24/11/2006.
3. Phương châm “Giúp bạn thành công là mình thành công” trong kinh doanh đã được chứng minh với thực tiễn của một công ty kinh doanh nhạc cụ tại thị trường giáo dục Việt Nam. Khi các chương trình tập huấn đã tạo được uy tín và được các cơ sở giáo dục ủng hộ thì đồng thời  các nhạc cụ cũng đã chiếm lĩnh được thị phần trong ngành giáo dục mầm non.
4. Các công trình nghiên cứu khoa học để phục vụ cho chương trình tập huấn chuyên đề âm nhạc cho GVMN như “Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức âm nhạc cho giáo viên mầm non theo tiếp cận mô-đun”,“Xây dựng phương pháp dạy-học âm nhạc theo quan điểm công nghệ giáo dục”, “Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào quy trình dạy-học âm nhạc” đã được trình bày trong các hội thảo khoa học của các Trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương 1, 2, 3 và tại Viện Khoa Học Giáo dục Việt Nam ... đã là cơ sở khoa học để chùng tôi biên soạn thành hệ thống giáo trình dành cho các chương trình tập huấn chuyên đề âm nhạc – hệ thống giáo trình đã tạo được nét đặc thù riêng trong cấu trúc nội dung, phương pháp dạy học và đã khẳng định được uy tín thương hiệu qua việc được các GVMN sử dụng rộng rãi hiện nay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét